Nhật Bản được các nước trên thế giới đánh giá là 1 nước có tầm hiểu biết cao về trí tuệ, tinh thần kỉ luật . Đặc biệt là sự chăm chỉ. Đối với người Nhật, thì giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của quốc gia.
Mặt khác, trẻ em Nhật không phải đợi đến khi đi học mẫu giáo mới được dạy dỗ. Mà chúng đã được cha mẹ quan tâm, định hướng ngay từ khi mới sinh ra.
Và dưới đây là 1 số bật mí về cách dạy con của người Nhật, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
- Phát triển các giác quan cho trẻ.
Giai đoạn trẻ từ 0-3 tháng tuổi, người Nhật rất quan tới việc phát triển 5 giác quan cho trẻ, giúp trẻ có những kỹ năng tốt về nhận thức :
- Thị giác: Đối với trẻ sơ sinh, hãy đặt xung quanh tầm mắt của trẻ những bức tranh phong cảnh nhiều màu mắc, cảnh quan sinh động, nên cho trẻ làm quen sớm với những đồ chơi bằng gỗ nhiều màu sắc tươi sáng. Khi bé lớn hơn, hãy dạy bé cách phân biệt màu và làm quen với bảng chữ cái.
- Thính giác: Hãy cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, ca từ đơn đơn giản, ngắn gọn sẽ kích thích thính giác và phát triển tư duy cho bé. Bạn nên thường xuyên trò chuyện với trẻ để tăng khả năng giao tiếp.
- Xúc giác: Đối với những đồ vật, đồ chơi mà trẻ hay chơi,hay tiếp xúc thường xuyên thì bạn hãy thử đặt chúng ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ có thể dần phân biệt được các góc độ như : trên – dưới, trái – phải, trước – sau.
- Vị giác và khướu giác: Bạn hãy sử dụng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào những cốc nước có hương vị khác nhau để trẻ nếm thử và phân biệt : chua, mặn, ngọt, nóng, lạnh,…ngoài ra, bạn có thể cho bé ngửi mùi hương dịu nhẹ từ hoa hoặc các tinh dầu để giúp trẻ phát triển khướu giác.
- Dạy chữ cho trẻ càng sớm càng tốt.
Người Nhật cho rằng, việc học chữ sẽ thay đổi đến chức năng của não giúp trẻ thông minh hơn. Khả năng tiếp thu chữ của trẻ càng nhỏ lại càng tốt, vì vậy mà người Nhật sẽ dạy chữ cho con từ rất sớm.
Chúng ta không nên bắt épcác trẻ nhỏ, để việc học trở nên thú vị và kích thích sự hào hứng của trẻ hơn . Các bạn có thể dạy trẻ qua các trò chơi, hình ảnh,.. Hay khám phá văn hóa xung quanh kiến thức ấy sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và biết nhiều hơn.
- Biến những câu chuyện cổ tích thành sự thật.
Cũng giống như các cha mẹ trên toàn thế giới, thì bố mẹ Nhật cũng thường kể cho các con nghe những câu chuyện cổ tích thần tiên. Nhưng có 1 điều khá là đặc biệt đó là. Nếu như ở các nước khác truyện cổ tích chỉ là 1 cách dạy con con về đạo đức,trẻ được tưởng tượng ra 1 thế giới kì diệu .
Thì ở Nhật trẻ em được dạy rằng tất cả những điều thần kỳ ấy đều có thể thành sự thật. Hãy cứ đẻ trẻ tượng tưởng. Vì những câu chuyện chính là khởi nguồn ý tưởng của con người Nhật khiến cả thế giới phải học hỏi.
- Hầu như không cho con xem TV.
Người Nhật thường có câu châm ngôn mà các phụ huynh Nhật thường truyền miệng nhau đó là : “Tắt TV, Bật ý tưởng”.
Thay vì cho con xem tivi thì họ sẽ cho con mình được ra ngoài trải nghiệm với thế giới sự vật bên ngoài. Bởi vì xem tivi sẽ tách trẻ khỏi các hoạt động ngoài trời, xem tivi quá nhiều sẽ khiến cấu trúc phần đại não của trẻ bị phá vỡ.
Nhưng để hiện tượng này duy trì lâu thì không chỉ khiến trẻ có nguy cơ bị tự kỷ mà còn có thể gây ra bệnh máu trắng.
- Không gắn “mác” cho con.
Cha mẹ Nhật không gắn “mác” cho có nghĩa là như thế nào?
Có nghĩa là, họ không bao giờ nói con mình là: “Sao con lì lợm thế”, “ Con thật lười biếng”,…Vì sao bạn không nên nói con mình thế? Bởi vì với người Nhật “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, thì chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Do vậy, với họ việc mắng con không bao giờ khiến đứa trẻ tốt lên mà chỉ khiến chúng tin mình thực sự là người như vậy.
Và ngay cả khi khen con cũng thế, người Nhật không nói 1 cách chung chung như : “Con mẹ là nhất”, “Con tôi giỏi quá”. Việc khen con như vậy chỉ khiến cho trẻ tự cao nhưng lại không biết mình làm tốt ở chỗ nào.
Thay vì khen con 1 cách chung chung như vậy, thì người Nhật sẽ khen con 1 cách cụ thể, vừa khen vừa nhận xét để dạy bảo con. Họ sẽ nói như: “Ai tự xúc cơm ăn mà giỏi thế nhỉ?”, “con loàm tốt rồi nhưng nếu con làm như này thì sẽ tốt hơn đó”, “Con viết chữ này đúng rồi”,…
Khi trẻ được khen về 1 hành động cụ thể, trẻ sẽ cố gắng để làm tốt hơn nữa và sẽ có động lực để cố gắng dành được lời khen từ những việc khác như 1 phần thưởng.
- Luyện trí nhớ qua các trò chơi trí tuệ.
Người Nhật quan niệm rằng : “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó,người Nhật có nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc dạy con luyện trí nhớ. Theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.
Khác với Nhật, trẻ em ở Việt Nam sẽ được luyện trí nhớ bằng cách vừa học vừa kết hợp với hoạt động sáng tạo. Còn ở Nhật, ngay từ khi còn nhỏ chúng đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ. Để nhớ các từ mới, các con sẽ được dùng những thẻ flashcard đầy màu sắc để nhớ lâu hơn.
- Phải thật kiên nhẫn khi dạy con.
Trẻ em có tư duy trực quan, rất tò mò và thích khám phá những điều mới lạ. Các con rất hay hỏi và có khi hỏi đi hỏi lại chỉ 1 vấn đề ngay cr khi người lớn đã giải thích rồi.
Trong những tình huống như vậy, thì bố mẹ Nhật sẽ không bao giờ tỏ ra thiếu kiên nhẫn,nóng nảy, bực bội với con mà họ sẽ tư từ giải thích cho con nhiều lần đến khi con hiểu.