Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo quy định của Chính phủ thì hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng nhận con dấu, chức danh trên các loại tài liệu, giấy tờ của nước ngoài bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Để các loại tài liệu, giấy tờ đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Tức là các loại tài liệu, giấy tờ của nước ngoài cần phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận và có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
Chứng nhận lãnh sự là gì?
“Chứng nhận lãnh sự” là việc các loại tài liệu, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận chữ ký, con dấu, chức danh để các loại tài liệu, giấy tờ đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự cũng chính là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự.
Quy định về việc Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự như thế nào?
Pháp luật Việt Nam có những quy định về các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự như sau:
Các loại giấy tờ không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
– Các loại tài liệu, giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính lại theo quy định pháp luật.
– Các loại tài liệu, giấy tờ có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau. Các loại tài liệu, giấy tờ có mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự.
– Các loại tài liệu, giấy tờ giả mạo hoặc các loại tài liệu, giấy tờ được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật và nhà nước.
– Các loại tài liệu, giấy tờ có chữ ký và con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc hay các loại tài liệu, giấy tờ có con dấu và chữ ký không được xác nhận bằng cách đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên các loại tài liệu, giấy tờ đó. Chữ ký và con dấu được sao chụp đều không được coi là chữ ký gốc, con dấu gốc.
– Các loại tài liệu, giấy tờ có nội dung xâm phạm đến quyền và lợi ích hay không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc một số trường hợp khác có thể gây bất lợi cho nước ta.
Các loại giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
– Các loại tài liệu, giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế.
– Các loại tài liệu, giấy tờ được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
– Các loại tài liệu, giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự theo quy định của nhà nước.
– Các loại tài liệu, giấy tờ mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu chứng nhận lãnh sự hợp pháp hóa lãnh sự và cũng phù hợp với các quy định pháp luật của nước ngoài hoặc của Việt Nam.
Giấy tờ nào thường được hợp pháp hóa lãnh sự
Có rất nhiều các loại tài liệu, giấy tờ cần được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Một số ví dụ về các loại tài liệu, giấy tờ thường được hợp pháp hóa đó là:
– Các loại giấy tờ trong các loại hồ sơ như: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, …
– Và các loại giấy tờ của nước ngoài như: báo cáo tài chính, hộ chiếu của người nước ngoài, Giấy Chứng nhận thành lập của tổ chức tại nước ngoài, xác nhận nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tổ chức tại nước ngoài…
– Ngoài ra còn có văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo; Phiếu lý lịch tư pháp; Chứng nhận y tế và các loại tài liệu, giấy tờ khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, cũng có rất nhiều các thủ tục hành chính cần phải chứng nhận lãnh sự giấy tờ cấp tại Việt Nam, bao gồm:
– Xin nhập tịch nước ngoài
– Xin việc tại nước ngoài
– Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài
– …
Phí hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự là gì?
Qúy khách cần tư vấn dịch thuật, Phiên dịch, hợp pháp hóa lãnh sự vui lòng gọi theo hotline Dịch thuật công chứng 247: 09712.999.86